Để đáp ứng sự thay đổi không ngừng của thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang ngày càng tối ưu hóa cách thức làm việc. Trong đó, di chuyển đám mây là phương pháp được sử dụng khá nhiều nhằm đảm bảo các dữ liệu được kiểm soát và bảo mật tốt. Vậy hiểu chính xác, di chuyển đám mây là gì? Mời theo dõi những thông tin sau để biết được câu trả lời chính xác nhất.
Di chuyển đám mây là gì?
Di chuyển đám mây là gì (what is cloud migration?) là quá trình chuyển dịch hệ thống CNTT của bạn từ máy chủ tại chỗ sang máy chủ đám mây công cộng: Amazon Web Services, Google Workspace hay Microsoft 365.
Với cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống, cho phép cung cấp nhiều quyền kiểm soát cũng như giám sát trực tiếp hơn. Vậy thì đám mây mang lại sự linh hoạt và khả năng mở rộng hơn, thường là lợi thế về chi phí về lâu dài. Nói một cách khác, cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống tương tư như việc sống trong một khu đất tự cung tự cấp. Trong khi đám mây lại giống như khi sống trong một căn hộ có tiện nghi chung.
Di chuyển đám mây mang lại những lợi ích gì?
Kể từ khi dịch vụ đám mây ra đời, các doanh nghiệp, tổ chức cơ sở đã nhanh chóng áp dụng và nhận thấy vô số lợi ích của dịch vụ này. Cụ thể:
Tiết kiệm chi phí
Di chuyển lên đám mây cho phép tiết kiệm chi phí đáng kể cho các tổ chức, doanh nghiệp của bạn. Từ đó giảm được chi phí duy trì trung tâm dữ liệu vật lý như: mua sắm phần cứng, điện, chi phí làm mát.
Quan trọng hơn, việc di chuyển đám mây cũng giúp nhân viên có tay nghề không cần thực hiện các nhiệm vụ quản trị trung tâm dữ liệu, cho phép họ tập trung vào phát triển kinh doanh. Từ đó tiết kiệm đáng kể nguồn nhân lực, chi phí vận hành một trung tâm dữ liệu cục bộ.
Khả năng điều chỉnh quy mô
Một trong những lợi ích chính của đám mây nằm ở khả năng điều chỉnh quy mô vốn có của nó. Doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh tài nguyên CNTT nhằm đáp ứng khối lượng công việc không ngừng thay đổi. Không cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng và tốn kém chi phí, thời gian như trước. Khả năng điều chỉnh này đảm bảo rằng cho các ứng dụng của bạn hoạt động tối ưu suốt thời gian cao điểm, không lãng phí tài nguyên vào giờ thấp điểm.
Ngoài ra, sử dụng đám mây còn có thể đổi mới và điều chỉnh nhanh hơn theo các điều kiện thị trường đang không ngừng thay đổi.
Bảo mật
Những nhà đầu tư đám mây như Amazon Web Services (AWS) đầu tư vô cùng nhiều vào bảo mật để bảo vệ cơ sở hạ tầng cùng dữ liệu của bạn. Nghĩa là họ thường có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ gồm mã hóa, xác thực nhiều yếu tố (MFA) hay kiểm tra bảo mật thường xuyên. Ngoài ra cũng có một số cơ chế sao lưu, phục hồi sau thảm họa với mục đích bảo vệ tất cả các tài sản kỹ thuật số. Mặt khác, bạn sẽ có trách nhiệm triển khai cấu hình, biện pháp kiểm soát truy cập phù hợp để dữ liệu trên đám mây được bảo vệ.
Hiệu năng
Khi doanh nghiệp lựa chọn di chuyển dữ liệu lên đám mây, bạn sẽ được hưởng lợi từ tiến bộ mới nhất trong công nghệ máy chủ cùng mạng. Điều này đảm bảo tốc độ xử lý nhanh, hiệu suất ứng dụng tối ưu. Ngoài ra cũng có thể tận dụng lợi thế của các trung tâm dữ liệu phân tán toàn cầu cũng như mạng phân phối nội dung.
Tính bền vững
Quy mô của nhà cung cấp dịch vụ di chuyển lên đám mây cho phép họ đạt được mức hiệu quả năng lượng cao hơn là các trung tâm dữ liệu truyền thống. Có thể tối ưu hóa mức sử dụng máy chủ, dùng phần cứng tiết kiệm năng lượng hơn, áp dụng các kỹ thuật làm mát tiên tiến. Do đó nếu doanh nghiệp của bạn di chuyển lên đám mây sẽ vừa tiết kiệm chi phí lại vừa góp phần tạo ra môi trường bền vững.
Những thách thức di chuyển lên đám mây phổ biến
Thực tế, nếu không có cách thức thích hợp thì việc trình di chuyển lên đám mây có thể trở nên tốn thời gian và tốn kém chi phí. Dưới đây sẽ là một số thách thức thường gặp trong khi di chuyển lên đám mây.
Phức tạp về mặt kỹ thuật
Lúc này cần xác định và quản lý đúng cách độ phức tạp trong kỹ thuật trong các hệ thống hiện tại của bạn. Bởi các hệ thống cũ có thể không tương thích cùng môi trường đám mây đồng thời yêu cầu tái cấu trúc đáng kể, thậm chí là phát triển lại hoàn toàn.
Khả năng điều chỉnh quy mô
Di chuyển lượng lớn các ứng dụng lên đám mây cần phải có sự nỗ lực và lập kế hoạch theo giai đoạn. Nếu các vấn đề phát sinh sau khi di chuyển thì quay trở lại trạng thái trước đó sẽ vô cùng phức tạp và tốn nhiều thời gian. Một số di chuyển sẽ phụ thuộc lẫn nhau có khả năng tạm thời yêu cầu các ứng dụng hoạt động ngoại tuyến, từ đó gây hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Khoảng cách về kỹ năng
Nền tảng đám mây sẽ không quá quen thuộc với nhóm nội bộ vốn đã quen với môi trường CNTT truyền thống. Vậy nên các tổ chức phải đào tạo nhân viên hiện tại hay thuê nhân tài với các kỹ năng đám mây cần thiết. Ngoài ra nhóm nội bộ cũng cần thường xuyên thay đổi để nắm bắt và sử dụng hiệu quả các công cụ, quy trình di chuyển lên đám mây mới.
Như vậy, các thông tin trên đây đã trả lời cho câu hỏi di chuyển lên đám mây là gì? Cùng với đó là những lợi ích và thách thức của dịch vụ cao cấp này. Chúc bạn áp dụng hiệu quả, từ đó công việc được đảm bảo nhất.