32 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu,4 Tháng Mười 2024

Troubleshooting là gì?

- LH Quảng Cáo: t.me/imcdn -spot_imgspot_img

Hệ điều hành Windows tích hợp rất nhiều tính năng mà người dùng có thể không bao giờ sử dụng hết các tính năng đó. Một trong số ít tính năng giúp phân tích và sửa lỗi hệ thống tự động là troubleshooting. Vậy troubleshooting là gì? Tác dụng và cách sử dụng công cụ  sửa lỗi phần mềm, ứng dụng trên win 11 sẽ được giải thích qua bài viết này.

Khái niệm Troubleshooting là gì?

Troubleshoot là tính năng giúp tìm kiếm và khắc phục nhiều sự cố liên quan đến phần mềm, ứng dụng, kết nối mạng, lỗi hệ thống hệ điều hành windows mà máy tính có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. 

Troubleshoot Problems tự động tìm kiếm, phân tích và sửa nhanh nhiều vấn đề như máy tính bị treo, lỗi màn hình xanh, lỗi not responding…Ai cũng có thể sử dụng tính năng troubleshooting để sửa nhanh các lỗi đơn giản trên win 10, win 11.

Các tính năng chính mà troubleshoot hỗ trợ

Những lưu ý về tính năng troubleshoot problems

  • Troubleshooting sẽ tìm ra sự cố và khắc phục sự cố mà không cần thực hiện thêm hành động nào từ người dùng.
  • Troubleshooting sẽ tìm ra sự cố và đề xuất một quá trình hành động mà người dùng sẽ cần thực hiện để khắc phục sự cố đó.
  • Troubleshooting có thể không tìm thấy cũng như khắc phục sự cố. Các bước bổ sung có thể được đề xuất, nhưng không phải luôn luôn.

Troubleshooting là tính năng được Microsoft cập nhập trong phiên bản win 10 vào 5 năm 2019, về cơ bản công cụ này có thể sửa các lỗi hệ thống gồm:

Troubleshooting có thể sửa các lỗi trên windows

  • Lỗi kết nối mạng: Các lỗi như kết nối mạng wifi bị lỗi, lỗi máy tính không vào được mạng internet, không tìm thấy tín hiệu mạng, kiểm tra cáp kết nối, tín hiệu model…
  • Lỗi cập nhập windows: Nếu trong quá trình cập nhập windows lên phiên bản mới bị lỗi thì công cụ Troubleshooting sẽ giúp bạn giải quyết nhanh vấn đề.
  • Lỗi màn hình xanh: Nếu gặp lỗi màn hình xanh hãy thử sử dụng công cụ Troubleshooting để khắc phục nhanh lỗi này.
  • Lỗi phần cứng và thiết bị: Nhiều lỗi liên quan đến phần cứng máy tính như Ram, cpu hay các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím có thể sửa nhanh bằng Troubleshooting.
  • Lỗi kết nối Bluetooth: Công cụ Troubleshooting giúp tìm các thiết bị giúp kết nối Bluetooth với máy tính.
  • Lỗi thiết bị mạng: Các lỗi liên quan đến thiết bị kết nối mạng cũng dễ dàng được fix lỗi nhanh bằng công cụ này.

Cách sử dụng tính năng Troubleshooting trên win 10, 11

Để chủ động mở và tìm cách khắc phục lỗi troubleshooting liên quan đến phần cứng, phần mềm và lỗi hệ thống bằng Troubleshooting, các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhập cụm từ “ Troubleshoot” vào ô tìm kiếm trên giao diện win 10 sau đó nhấn Enter.

Troubleshooting là gì
Nhập cụm từ Troubleshoot để mở nhanh công cụ này

Bước 2: Tại dòng Recommended Troubleshooting, bạn có thể nhấn chuột vào ô hộp thoại bên dưới, có 4 chế độ thiết lập Troubleshooting gồm:

Cách tắt Troubleshooting trên win 10
Cách cài đặt Troubleshooting trên win 10
  • Ask me before running troubleshooters: Thông báo cho người dùng biết trước khi muốn chạy công cụ Troubleshooting.
  • Run troubleshooters automatically, don’t notify me: Tự động chạy công cụ khắc phục sự cố mà không cần thông báo trước.
  • Run troubleshooters automatically, then notify me: Tự động chạy công cụ khắc phục sự cố và thông báo cho người dùng biết.
  • Don’t run any troubleshooters: tắt tính năng Troubleshooting ( khắc phục sự cố) trên win 10.

Bước 3: Để tìm và kiểm tra sự cố phần cứng, phần mềm trên máy tính, bạn nhấn chuột vào dòng Additional troubleshooters.

Cách sử dụng troubleshooters

Sau đó lựa chọn các ứng dụng, phần cứng và phần mềm từ danh sách được win 10 hỗ trợ cần sửa lỗi tự động. 

Như trong ví dụ, thuvienthuthuat chọn Playing audio ( hệ thống âm thanh trên win 10) và chọn dòng run the troubleshooter để tiến hành chạy tính năng khắc phục sự cố tự động lỗi không có âm thanh trên laptop.

Công cụ khắc phục sự cố trên win 10
Chọn ứng dụng và nhấn run the troubleshooter

Sau đó, win 10 sẽ tự động chạy, tìm kiếm, sửa lỗi liên quan đến lỗi âm thanh trên máy tính. Hoặc đưa ra các gợi ý giúp người dùng có thể tự khắc phục.

Cách dùng Troubleshooting

Thời gian chạy để hoàn thành quá trình này có thể mất từ 2 đến 5 phút.

Cách vô hiệu hóa troubleshoot trên win 11, win 10

Đôi khi tính năng troubleshoot thường xuyên xuất hiện và làm ảnh hưởng đến công việc của bạn, nó cũng là một trong những nguyên nhân làm máy tính chạy chậm hơn. Chỉ với một vài bước sau sẽ tắt Troubleshooting vĩnh viễn.

Bước 1: Nhấn phím tắt Ctrl + X để mở cửa sổ Settings trên win 11, sau đó chọn mục Privacy.

Cách tắt troubleshoot win 11 - 1

Bước 2: Chon dòng Diagnostic & feedback tại menu bên tay trái cửa sổ privacy.

Cách tắt troubleshoot win 11 - 2

Bước 3: Kéo xuống phía dưới cùng, tại mục Feedback Frequency nhấn vào hộp thoại và chọn dòng Never.

Cách tắt troubleshoot win 11 - 3

Sau này bạn sẽ không nhận bất kỳ thông báo nào liên quan đến troubleshoot problems trên win 11, win 10 nữa.

Kết luận: Troubleshooting là công cụ quan trọng và hữu dụng giúp tất cả người dùng có thể tự mình khắc phục nhiều lỗi liên quan đến phần cứng, phần mềm trên máy tính mà không cần bất kỳ kinh nghiệm, kỹ năng về máy tính.

Hồ Phương
Hồ Phương
Tôi là Hồ Phương - Một người đam mê viết Blog về công nghệ, thủ thuật máy tính và các ứng dụng mới trên hệ điều hành Android, IOS.
Tin Nổi Bật
Tin Mới Nhất
Hot Trong Ngày
Tuần Tiêu Điểm